Sừng trâu mỹ nghệ trong phong tục đồng bào miền núi

Với đồng bào miền núi, được sở hữu cặp sừng trâu đẹp là niềm tự hào của người dân, vì đó là chứng tích của mùa lễ hội “ăn năm uống tháng”, thể hiện sự sung túc của gia đình và cộng đồng. Và cũng chính vì thế, sừng trâu là đối tượng nghệ thuật đầy cảm hứng của nghệ sĩ dân gian làm. Với người miền núi, cặp sừng trâu còn là biểu tượng cho sự hoàn hảo, mong ước vươn đến cuộc sống an lành, giàu sang, no ấm.

 

Sừng trâu làm lược chải đầu, làm tù và (nung) để thổi tạo nên những tín hiệu phục vụ cho việc săn voi hoặc liên lạc, thông báo một việc gì đó trong cộng đồng; sừng trâu được làm dụng cụ đổ nước khi uống rượu cần. Tập quán uống rượu bằng sừng được nhắc đến rất nhiều trong các sử thi. Sừng trâu có nét tạo hình đẹp bởi độ cong, phù hợp với tư duy đối xứng, kết cấu từng cặp đôi của đồng bào nên nó thường dùng để “trang trí nội thất”. Khi “ăn trâu”, người lấy xương sọ cùng với cặp sừng của nó treo trên cột cái, cột con nhà làng truyền thống.



Nét đặc sắc là tượng, phù điêu, tranh vẽ về con trâu, sừng trâu. Đây là đề tài hấp dẫn mà người nghệ nhân dân gian luôn say mê sáng tạo. Những bức chạm khắc gỗ miêu tả cặp sừng trâu vững chắc là tác phẩm tạo hình có giá trị nghệ thuật, gây ấn tượng cho người xem dành để trang trí nơi mặt tiền, cửa ra vào, tấm ván thưng nhà làng (gươl). Trên nóc nhà làng, cặp sừng trâu được bố trí ở đầu hồi. Để gây được hiệu quả thẩm mỹ hơn, hai bên nóc nhà làng, bên cạnh sừng trâu, người ta còn phối hợp thêm cặp chim tring, cặp gà trống, hình người đàn bà nhảy hội. Trên các tấm ván thưng dọc liên kết khung nhà, ở hai đầu tấm ván, người ta thường tạc hình sừng trâu, đầu kỳ đà với đường nét tạo hình uyển chuyển.

إرسال تعليق

أحدث أقدم